03:50 PM|21/07/2025    154 lượt xem

  

Kể từ ngày 12/6/2025, cả nước chính thức còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố. Để đảm bảo thông tin liên lạc ổn định, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành phương án quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mới áp dụng trên toàn quốc.

Bảng mã vùng điện thoại 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập 2025

Nguyên tắc thay đổi mã vùng

11 tỉnh, thành phố không sáp nhập: giữ nguyên mã vùng hiện hành, gồm: Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Quảng Ninh, Sơn La.
23 tỉnh/thành phố mới (sáp nhập từ 2 đơn vị trở lên): tạm thời sử dụng song song mã vùng cũ cho đến khi có thông báo chính thức. Ví dụ: Tuyên Quang (207) + Hà Giang (219) → tỉnh Tuyên Quang mới sẽ dùng cả 207 và 219 trong giai đoạn chuyển tiếp.

11 tỉnh, thành giữ nguyên mã vùng sau sáp nhập

Các tỉnh và thành phố dưới đây không sáp nhập với bất kỳ đơn vị nào khác, nên mã vùng cố định tiếp tục duy trì như hiện hành.

STT Tên tỉnh Mã vùng
1 Hà Nội  24
2 Thanh Hóa 237
3 Nghệ An 238
4 Thừa Thiên – Huế 234
5 Hà Tĩnh 239
6 Lạng Sơn  205
7 Lai Châu 213
8 Điện Biên  215
9 Cao Bằng 206
10 Quảng Ninh 203
11 Sơn La  212

23 tỉnh, thành mới: sử dụng song song hai mã vùng

Các địa phương được hợp nhất (ví dụ: TPHCM + Bình Dương + Bà Rịa–Vũng Tàu) sẽ bước đầu áp dụng song song mã vùng cũ cho đến khi có quyết định chính thức từ Bộ KH&CN. Dưới đây là danh sách cập nhật:
Ví dụ minh họa: Tỉnh Tuyên Quang mới (gồm Tuyên Quang + Hà Giang) sử dụng song song mã 207 và 219; về lâu dài sẽ thống nhất sử dụng mã 207

STT Tỉnh/TP mới Mã vùng dự kiến Mã vùng tạm thời
1 Lào Cai 214 214, 216
2 Tuyên Quang 207 207, 219
3 Thái Nguyên 208 208, 209
4 Phú Thọ 210 210, 211, 218
5 Bắc Ninh 222 222, 204
6 Hải Phòng 225 225, 220
7 Hưng Yên 221 221, 227
8 Ninh Bình 229 229, 226, 228
9 Quảng Trị 233 233, 232
10 TP Đà Nẵng 236 236, 235
11 Quảng Ngãi 255 255, 260
12 Gia Lai 269 269, 256
13 Đắk Lắk 262 262, 257
14 Lâm Đồng 263 263, 252, 261
15 Khánh Hòa 258 258, 259
16 Đồng Nai 251 251, 271
17 Tây Ninh 276 276, 272
18 TP. HCM 28 28, 254, 274
19 Đồng Tháp 277 277, 273
20 Vĩnh Long 270 270, 275, 294
21 An Giang 296 296, 297
22 TP Cần Thơ 292 292, 299, 293
23 Cà Mau 290 290, 291

Cách quay số và tính cước trong giai đoạn chuyển đổi

Cùng mã vùng: quay số trực tiếp, áp dụng cước nội hạt.
Khác mã vùng nhưng cùng tỉnh/thành mới: quay kèm mã vùng, áp dụng cước nội hạt.
Gọi liên tỉnh: quay kèm mã vùng, áp dụng cước liên tỉnh.
Ví dụ: Tỉnh Tuyên Quang mới gồm mã 207 và 219:
Thuê bao cùng mã 207 hoặc 219 → quay trực tiếp.
Thuê bao 207 gọi sang 219 (hoặc ngược lại) → bấm mã vùng, tính cước nội hạt.

>>Xem thêm: Bảng giá cước gọi điện thoại cố định VNPT

Lộ trình triển khai và khuyến nghị

Việc sử dụng song song mã vùng cũ và mới là giải pháp tạm thời nhằm tránh gián đoạn dịch vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Sau khi Bộ KH&CN chính thức công bố mã vùng chuẩn, các doanh nghiệp viễn thông sẽ rà soát, cập nhật và thông báo rộng rãi đến khách hàng. Khuyến nghị người dùng kiểm tra, cập nhật số liên hệ, đặc biệt là với những số liên quan đến hành chính, dịch vụ công hoặc đối tác kinh doanh.

Việc thay đổi mã vùng điện thoại cố định là hệ quả từ chiến lược sắp xếp 63 tỉnh thành xuống còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Trong đó, 11 địa phương giữ nguyên mã vùng để đảm bảo ổn định, trong khi 23 địa phương mới cần thời gian chuyển đổi bằng cách sử dụng song song mã vùng cũ và mới, đồng thời áp dụng các phương thức quay số – tính cước phù hợp.
Nếu bạn đang liên hệ với các số cố định ở những khu vực mới sáp nhập, hãy lưu ý hai điều sau:
Không bỏ mã vùng khi bấm, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi.
Kiểm tra cước phí để đảm bảo bạn hiểu rõ mức phí nội hạt và liên tỉnh áp dụng.

Bảng mã vùng điện thoại 34 tỉnh thành sau sáp nhập đã được Bộ KH&CN cập nhật đúng theo quy định Quốc hội, nhằm đảm bảo quyền lợi và giảm thiểu rủi ro gián đoạn. Người dùng nên chủ động cập nhật thông tin, tìm hiểu cách quay số và theo dõi thông báo mới từ chính quyền cũng như các nhà mạng để không bỏ lỡ bất cứ thay đổi quan trọng nào.

Hỗ trợ